Tận Dụng Phế Phẩm Nông Sản Để Tăng Thu Nhập Và Bảo Vệ Môi Trường

Tận Dụng Phế Phẩm Nông Sản Để Tăng Thu Nhập Và Bảo Vệ Môi Trường

Tận Dụng Phế Phẩm Nông Sản Để Tăng Thu Nhập Và Bảo Vệ Môi Trường

Tận Dụng Phế Phẩm Nông Sản Để Tăng Thu Nhập Và Bảo Vệ Môi Trường

Tận Dụng Phế Phẩm Nông Sản Để Tăng Thu Nhập Và Bảo Vệ Môi Trường
Tận Dụng Phế Phẩm Nông Sản Để Tăng Thu Nhập Và Bảo Vệ Môi Trường

Nỗ Lực Của Chúng Tôi - Thành Công Của Chúng Ta

Email: congtytamphucminh@gmail.com
Hotline: 0901551168 - 0966574983
Kết nối với chúng tôi 

Tận Dụng Phế Phẩm Nông Sản Để Tăng Thu Nhập Và Bảo Vệ Môi Trường
Ngày đăng: 10/11/2023

    Tận Dụng Phế Phẩm Nông Sản Để Tăng Thu Nhập Và Bảo Vệ Môi Trường

    Page Content

    Trước hết, phải kể đến sự xuất hiện của chiếc máy cuộn rơm của ông Nguyễn Văn Bảnh, ở ấp Tân Quới Rạch, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Do lượng rơm thải ra từ máy gặt đập liên hợp ít, lại rải rác trên đồng ruộng nên khâu thu gom rơm rất tốn công mà nhu cầu sử dụng rơm hiện tại cũng khá nhiều. Để giải quyết bức xúc này, ông Bảnh đã đầu tư 3 chiếc máy thu gom rơm về phục vụ cho bà con. Ông Bảnh kể: “Chỉ trong vụ Hè thu năm 2014, máy cuộn rơm của tôi đã gom rơm được trên 180ha đất ruộng bán ra thu lãi gần 20 triệu đồng. Bà con nông dân trồng lúa ở đây cũng phấn khởi vì khỏi phải tốn công vệ sinh đồng ruộng”. Được biết, lượng rơm của ông Bảnh thu gom đã tiêu thụ khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và lên tận TP.Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu cho các hộ trồng nấm, nuôi bò, công ty sản xuất giấy,… 

    Không chỉ có rơm rạ, việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi cũng đã phát huy hiệu quả. Trước kia, trấu và mùn cưa chỉ được sử dụng làm chất đốt hoặc thải ra môi trường gây ô nhiễm, còn bây giờ thì được dùng làm đệm lót. Theo nhiều hộ dân, việc sử dụng những phế phẩm này giúp giảm chi phí từ khâu dọn chuồng, tiết kiệm điện, nước, vật nuôi khỏe mạnh, mau lớn, giảm tỷ lệ chết đối với gia cầm. Còn chăn nuôi heo trên đệm lót, sau nhiều lứa, người dân có thể tái sử dụng chất thải từ đệm làm phân bón hữu cơ cho vườn cây ăn trái hoặc bán lại cho nhà vườn và có thêm thu nhập. Theo kinh nghiệm nuôi 3 lứa heo thí điểm của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, ngoài mùn cưa, bà con còn có thể thay thế bằng xác bã mía để giảm được chi phí đầu tư. Nếu nuôi 7-8 con heo thịt sẽ tận dụng lượng trấu, bã mía của 1 công ruộng hay 1 công đất trồng mía. Như vậy, nếu nuôi trên đệm lót ở tất cả 120.000 con heo của cả tỉnh thì sẽ tận dụng được khoảng 4,5 triệu tấn phế phẩm, giải quyết được khối lượng phế phẩm đáng kể.

     

    Tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp không chỉ có người dân thực hiện mà các nhà khoa học cũng tham gia nghiên cứu. Đề tài “Nghiên cứu chế biến đa dạng các sản phẩm từ khóm Cầu Đúc Hậu Giang và tận dụng phế liệu cho quá trình trích ly enzyme bromelin” của PGS-TS Nguyễn Minh Thủy, Trường Đại học Cần Thơ đã hé ra hy vọng cho phế phẩm của cây khóm. Từ vỏ khóm bỏ đi sau quá trình chế biến sẽ được trích ly thành enzyme bromelin phục vụ lại cho công nghệ chế biến thực phẩm và dược phẩm. Tiến sĩ Thủy cho biết: Khóm Cầu Đúc là đặc sản của tỉnh, đang dần phát triển diện tích. Các ngành chế biến, xuất khẩu khóm cũng tăng theo. Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay là các nhà máy chế biến đưa phế phẩm khóm ra bãi rác, gây ô nhiễm môi trường. Nếu tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm sẽ là hoạt động góp phần giảm thiểu mối nguy ô nhiễm môi trường, nâng cao giá trị kinh tế của cây khóm như ứng dụng thực tế trong thực phẩm, mỹ phẩm, nghiên cứu… và lợi nhuận cao cho sản xuất của địa phương.

     

    Được biết, phần phế phụ phẩm của khóm chiếm hơn 91% trái khóm trong quá trình chế biến. Trong hơn 91% này chứa enzyme bromeline với các hoạt lực khác nhau. Từ 1 kg thân khóm, chồi ngọn, tiến sĩ Thủy có thể trích được 12 đến 13 g bột enzyme (đã được sấy đến độ ẩm 5-6%) phục vụ lại nhu cầu, thêm lợi nhuận cho mọi người mà không phải bỏ đi hoang phí. Như vậy, với nghiên cứu này, hơn 19.000 tấn khóm hàng năm của tỉnh thì cũng để lại hàng ngàn tấn phế thải từ vỏ, cùi và đuôi khóm sẽ được giải quyết theo hướng có ích.

     

    Ngoài ra, còn có nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh đã được nghiên cứu, tìm ra hướng giải quyết cho phế phẩm theo hướng bảo vệ môi trường như đề tài “Nghiên cứu sản xuất gạch thứ cấp từ bã bùn thải của Nhà máy đường Vị Thanh”. Theo chủ nhiệm đề tài Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, gạch thẻ sản xuất từ bã bùn mía đạt tiêu chuẩn có thể dùng trong xây dựng như gạch thẻ bằng đất sét nung. Hơn nữa, nhà máy đường có thể kiếm thêm lợi nhuận từ bã bùn bỏ đi và giảm được mùi hôi bốc ra từ bã mía.

    “Từ 1 kg thân khóm, chồi ngọn, tiến sĩ Thủy có thể trích được 12 đến 13 g bột enzyme”.

    Còn Tiến sĩ Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ, thời gian qua cũng đã mang chiếc máy ép trấu thành củi về thí điểm tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp và sau này được nhiều nhà máy xay xát lúa gạo trong tỉnh ứng dụng nên giảm thiểu rất lớn ô nhiễm môi trường. Theo tiến sĩ Ni, củi trấu vừa rẻ tiền, lại có thể sử dụng thay cho chất đốt thông thường khác như than đá. Điểm đáng mừng là hiện nay, máy ép này đã được các doanh nghiệp tư nhân ứng dụng ở nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.

     

    Có nhiều phương án được đưa ra vừa có thể tái sử dụng nguồn phế phẩm từ nông nghiệp, cải thiện môi trường, đồng thời có thể tạo ra mô hình sinh kế cho cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn lại thì dường như mới chỉ có một số ít phế phẩm được tận dụng, con số lớn còn lại thì vẫn còn bị bỏ quên.

     

    Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, cho biết: Vừa qua, Ban Giám đốc sở đã làm việc với Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Tấn Lộc Phát ở tỉnh An Giang về việc bao tiêu bã mía, đọt, thân, cùi bắp cho các nhà máy đường và vùng quy hoạch trồng bắp để chế biến phế phẩm thành thức ăn gia súc dạng viên. Hợp đồng này sẽ biến phế phẩm nông nghiệp thành nguồn lợi kinh tế cho nông dân, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nếu sớm được thực hiện và nhân rộng thì nền nông nghiệp tỉnh nhà sẽ ngày càng phát triển theo hướng nông nghiệp xanh và bền vững.

     

    Thạc sĩ Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, cho rằng: Những đề tài nghiên cứu trong việc sử dụng các phế phẩm nông, công nghiệp đã mở ra hướng đi mới có thể giúp tỉnh tháo gỡ khó khăn về vấn nạn ô nhiễm môi trường. Tới đây, ngành sẽ ưu tiên xem xét hỗ trợ các dự án để từng bước nhân rộng trong thực tiễn.